Kinh doanh là gì?
Kinh doanh (tiếng Anh: Business) là hoạt động kiếm tiền bằng cách sản xuất hoặc mua bán sản phẩm ( hàng hóa và dịch vụ). Nói một cách đơn giản, đó là bất kỳ hoạt động hoặc doanh nghiệp nào tham gia vì lợi nhuận, từ công ty, tổ chức, ngân hàng, sản xuất nhỏ kiểu hộ gia đình hoặc người bán hàng rong…
Các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp
Đối với một doanh nghiệp, kinh doanh là việc tìm kiếm lợi nhuận thông qua một loạt các hoạt động chuyên nghiệp như:
Nghiên cứu và phát triển
Nghiên cứu và phát triển đề cập đến các hoạt động liên quan đến đổi mới của công ty hoặc chính phủ. Nghiên cứu và phát triển tạo thành giai đoạn đầu tiên phát triển một dịch vụ hoặc sản phẩm mới tiềm năng.
Nghiên cứu và phát triển rất khó quản lý vì đặc điểm xác định của nghiên cứu là các nhà nghiên cứu không biết trước chính xác làm thế nào để đạt được kết quả mong muốn.
Tiếp thị
Tiếp thị được Hiệp hội Tiếp thị Hoa Kỳ định nghĩa là “hoạt động, tập hợp các tổ chức và quy trình tạo, giao tiếp, phân phối và trao đổi các dịch vụ có giá trị cho khách hàng, khách hàng, đối tác và xã hội.”.
Với sự phát triển của công nghệ, tiếp thị được chia thành một lớp gọi là tiếp thị kỹ thuật số (Digital marketing) . Đó là tiếp thị sản phẩm và dịch vụ sử dụng công nghệ kỹ thuật số.
Tài chính
Tài chính là một lĩnh vực liên quan đến nghiên cứu đầu tư . Nó bao gồm các động lực của tài sản và nợ phải trả theo thời gian trong các điều kiện ở mức độ không chắc chắn và rủi ro khác nhau. Tài chính cũng có thể được định nghĩa là khoa học về quản lý tiền.
Tài chính nhằm mục đích định giá tài sản dựa trên mức độ rủi ro và tỷ suất lợi nhuận dự kiến của họ . Tài chính có thể được chia thành ba loại khác nhau: tài chính công , tài chính doanh nghiệp và tài chính cá nhân .
Kế toán
Kế toán là việc đo lường, xử lý và truyền đạt thông tin tài chính về các thực thể kinh tế như các doanh nghiệp và tập đoàn.
Sản xuất
Sản xuất là sản xuất hàng hóa để sử dụng hoặc bán sử dụng lao động và máy móc , công cụ , chế biến hóa học và sinh học, hoặc công thức. Thuật ngữ này có thể đề cập đến một loạt các hoạt động của con người, từ thủ công nghiệp đến công nghệ cao , nhưng được áp dụng phổ biến nhất cho sản xuất công nghiệp , trong đó nguyên liệu thô được chuyển thành hàng hóa thành phẩm trên quy mô lớn.
Bán hàng
Bán hàng là hoạt động liên quan đến bán hàng hoặc số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được bán trong một khoảng thời gian nhất định. Bán hàng thường được tích hợp với tất cả các ngành nghề kinh doanh và là chìa khóa thành công của một công ty.
Quản trị doanh nghiệp
Để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì cần được quản lý. Các mảng cần quản lý trong một doanh nghiệp bao gồm: Quản lý tài chính, quản lý tiếp thị, quản lý nhân sự, quản lý chiến lược, quản lý sản xuất, quản lý hoạt động, quản lý công nghệ thông tin…
Chủ sở hữu có thể tự quản lý doanh nghiệp của mình hoặc thuê người quản lý để làm việc đó cho họ.
Các lĩnh vực kinh doanh
Kinh doanh tài chính
Bao gồm ngân hàng và các công ty tài chính, công ty bảo hiểm thu lợi nhuận thông qua việc đầu tư và quản lý nguồn vốn.
Thông tin, tức tức, giải trí
Lợi nhuận chính thu được thông qua việc bán quảng cáo, quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm phim ảnh, phần mềm…
Nông nghiệp lâm nghiệp & khai thác mỏ
Liên quan đến việc sản xuất các nguyên liệu thô như nuôi trồng thủy sản, gia súc, trồng rừng lấy gỗ, dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản…
Vận tải
Các doanh nghiệp vận tải như đường sắt, đường biển, đường hàng không…Vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, thu lợi nhuận từ phí vận chuyển.
Bán lẻ & phân phối
Hoạt động trung gian giữa nhà sản xuất và khách hàng, thu lợi nhuận thông qua % chiết khấu từ nhà sản xuất.
Bất động sản
Thu lợi nhuận từ việc bán, cho thuê và quản lý các tài sản bao gồm đất, nhà, công trình…
Kinh doanh dịch vụ
Cung cấp dịch vụ và thu lượi bằng cách tính sức lao động từ các dịch vụ đã cung cấp như dịch vụ seo, thiết kế website, dịch vụ vệ sinh công nghiệp, trang trí nội thất…
Sản xuất
Sản xuất hàng hóa từ nguyên liệu thô sau đó bán đi và thu lợi nhuận như công ty sản xuất xe đạp, ô tô, xe máy…
Dịch vụ công cộng
Các dịch vụ công cộng như điện lực, xử lý chất thải, hoạt động dưới sự quản lý của chính phủ.
Các loại tổ chức kinh doanh cơ bản
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là tổ chức kinh tế được đăng ký theo quy định pháp luật và thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân do cá nhân làm chủ, có tài sản, trụ sở doanh nghiệp.Doanh nghiệp tư nhân là công ty trách nhiệm vô hạn và không có tư cách pháp nhân.
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận (Luật Doanh nghiệp). Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình công ty, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần được thành lập và tồn tại độc lập.
Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc), đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là công ty trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, ngoài các thành viên công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn.
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, các thành viên có quyền quản lý công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh thay công ty, cùng nhau chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty.
Thành viên góp vốn được chia lợi nhuận theo tỷ lệ tại quy định điều lệ công ty, các thành viên hợp danh có quyền lợi ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty.