• Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Kinh doanh truyền thống
    • Kinh doanh online
  • Marketing
  • Tài chính
    • Tài chính cá nhân
    • Tài chính doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Chứng khoán
  • Top thương hiệu
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Kinh doanh truyền thống
    • Kinh doanh online
  • Marketing
  • Tài chính
    • Tài chính cá nhân
    • Tài chính doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Chứng khoán
  • Top thương hiệu
No Result
View All Result
No Result
View All Result

S&P, Moody’s và Fitch xếp hạng tín nhiệm (credit rating) như thế nào?

VnBiz by VnBiz
11/05/2022
in Chưa được phân loại
0
Xếp hạng tín nhiệm

Xếp hạng tín nhiệm

Share on FacebookShare on Twitter

Standard & Poor’s, Moody’s Investor Service và Fitch Ratings là ba hãng định mức tín nhiệm nổi tiếng nhất (Big 3) trên thế giới hiện nay.

Danh mục bài viết

  • Xếp hạng tín nhiệm (credit rating) là gì?
    • You might also like
    • Vay Siêu Tốc – Vay tiền online, vay tiền nhanh chỉ cần CMND, nhận tiền trong ngày
    • Giới thiệu những mẫu sofa da cho phòng khách sang trọng
  • Standard & Poor’s (S&P) xếp hạng tín nhiệm như thế nào?
  • Mức đầu tư (Investment grade) và Mức không đầu tư (Non-Investment grade/Junk bond)
  • Các hạng mức không đầu tư (Non-Investment Grade/Junk Bonds)

Xếp hạng tín nhiệm (credit rating) là gì?

Xếp hạng tín nhiệm (credit rating) là việc đánh giá mức độ tin cậy và sẵn sàng trả các khoản nợ của cá nhân, doanh nghiệp hay chính phủ theo các điều khoản vay mượn.

You might also like

vay siêu tốc

Vay Siêu Tốc – Vay tiền online, vay tiền nhanh chỉ cần CMND, nhận tiền trong ngày

21/05/2022
Giới thiệu những mẫu sofa da cho phòng khách sang trọng

Giới thiệu những mẫu sofa da cho phòng khách sang trọng

17/05/2022
Load More

Việc xếp hạng được thực hiện dựa trên phân tích các yếu tố định tính và định lượng liên quan đến hoạt động kinh doanh của người đi vay, lịch sử đi vay, trả nợ…

Dựa trên xếp hạng tín nhiệm của các hãng định mức tín nhiệm (credit rating agency), các khoản nợ (ví dụ của doanh nghiệp) có thể xếp vào mức đầu tư (investment grade) hay đầu cơ/không đầu tư (speculative, non-investment grade/junk bond).

Ba hãng định mức tín nhiệm nổi tiếng nhất (Big 3) trên thế giới gồm Standard & Poor’s, Moody’s Investor Service và Fitch Ratings.

Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về phương pháp xếp hạng và thang đo của 3 hãng xếp hạng tín nhiệm này.

Standard & Poor’s (S&P) xếp hạng tín nhiệm như thế nào?

Để quyết định một mức xếp hạng tín nhiệm, S&P phân tích các yếu tố sau:

  • Khả năng thanh toán – khả năng và mức độ sẵn sàng mà bên đi vay thỏa mãn các cam kết tài chính theo thỏa thuận vay mượn.
  • Bản chất của khoản vay mượn.
  • Khả năng hoàn trả các khoản nợ trong trường hợp phá sản, tái cơ cấu hoặc các thỏa thuận khác theo luật phá sản hoặc các quy định khác có ảnh hưởng đến bên đi vay.

Việc xếp hạng tín nhiệm thực chất là đánh giá rủi ro phá sản, nhưng S&P cũng quan tâm đến mức độ ưu tiên hoàn trả/thu hồi trong trường hợp công ty phá sản. Nợ (trái phiếu) ưu tiên thấp (junior/subordinated obligations) thường được xếp hạng thấp hơn nợ có mức độ ưu tiên cao (senior obligations).

Ngoài ra, S&P cũng phân biệt giữ nợ có đảm bảo và không đảm bảo (secured/unsecured obligations), công ty hoạt động kinh doanh (operating company) hay công ty mẹ quản lý vốn (holding company).

Mức đầu tư (Investment grade) và Mức không đầu tư (Non-Investment grade/Junk bond)

Xếp hạng nợ dài hạn của S&P được phân thành hai cấp độ: Mức đầu tư (Investment grade): Từ AAA đến BBB; và Mức không đầu tư (Non-Investment grade/Junk bond): Từ BB, đến C.

AAA: Mức cao nhất trong thang xếp hạng của S&P, thể hiện khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính cực kỳ vững chắc.

AA: Thấp hơn tí chút so với mức AAA, nhưng vẫn thể hiện khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính rất vững chắc.

A: Mức đánh giá A cho thấy dễ bị ảnh hưởng trước các thay đổi bất lợi trong môi trường kinh doanh hơn các mức cao hơn. Tuy nhiên, khả năng người đi vay đáp ứng được các cam kết nghĩa vụ tài chính vẫn rất lớn.

BBB: Khoản nợ được đánh giá với mức BBB thể hiện mức độ chủ nợ được bảo vệ đủ mạnh. Tuy nhiên, trong các tình huống thay đổi hay môi trường kinh doanh biến động bất lợi, khả năng người đi vay đáp ứng các cam kết nghĩa vụ tài chính có thể bị suy giảm.

Các hạng mức không đầu tư (Non-Investment Grade/Junk Bonds)

BB, B, CCC, CC và C: Các khoản nợ được đánh giá tín nhiệm ở mức BB, B, CCC, CC, và C mang tính đầu cơ cao. BB biểu thị mức độ đầu cơ thấp nhất, trong khi C là cao nhất. Mặc dù các khoản nợ này vẫn có chất lượng và khả năng bảo vệ nhất định, nhưng các đặc điểm này có thể bị lấn át bở các yếu tố bất trắc trước môi trường kinh doanh thay đổi bất lợi.

BB: Khoản nợ đánh giá với mức BB ít có khả năng vỡ nợ hơn các khoản nợ mang tính đầu cơ khác. Tuy nhiên, khoản nợ này luôn phải đối mặt với các bất ổn liên tục hay bị ảnh hưởng trước các điều kiện kinh tế, tài chính, kinh doanh bất lợi khiến người đi vay không còn đủ khả năng để đáp ứng các cam kết nghĩa vụ tài chính.

 B: Khoản nợ được đánh giá với mức B có nhiều khả năng bị vỡ nợ hơn BB, nhưng hiện tại người đi vay vẫn đang có đủ khả năng để đáp ứng các cam kết nghĩa vụ tài chính. Các điều kiện kinh tế, tài chính, kinh doanh bất lợi có thể làm suy giảm khả năng hay mức độ sẵn sàng để hoàn thành các cam kết nghĩa vụ tài chính.

CCC: Khoản nợ được đánh giá với mức CCC hiện rất dễ bị vỡ nợ, và phải phụ thuộc vào các điều kiện kinh doanh, kinh tế, tài chính để có thể hoàn thành các cam kết nghĩa vụ tài chính. Trong trường hợp bất lợi, người đi vay có thể không có khả năng hoàn thành các cam kết nghĩa vụ tài chính.

CC: Khả năng vỡ nợ đã lên mức rất cao.

C: Khoản nợ với mức xếp hạng C hiện đang có khả năng rất cao sẽ vỡ nợ, các khoản nợ bị quá hạn trả nợ theo thỏa thuận, các khoản nợ của chủ thể nộp đơn phá sản hay hành động tương tự mà chưa bị phá sản. Hạng C có thể được xếp cho các khoản nợ ưu tiên thấp ( subordinated debt), cổ phiếu ưu đãi hoặc các nghĩa vụ nợ được hoãn thanh toán tiền mặt hay cổ phiếu ưu đãi được hoán đổi (nghĩa vụ được nợ mua lại hoặc hoán đổi bằng một công cụ khác với tổng giá trị dưới mệnh giá).

D: Vỡ nợ. Xếp hạng D dành cho các nghĩa vụ nợ không được hoàn trả đúng hạn, trừ khi S&P tin rằng việc thanh toán sẽ được thực hiện trước thời gian ân hạn nhưng không quá 5 ngày làm việc.

Xếp hạng D sẽ được áp dụng khi chủ thể nộp đơn xin phá sản hoặc có hành động tương tự, và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hoàn thành nghĩa vụ nợ. Xếp hạng D cũng được thực hiện khi hoàn tất việc hoán đổi: nghĩa vụ được nợ mua lại hoặc hoán đổi bằng một công cụ khác với tổng giá trị dưới mệnh giá.

Thêm Cộng (+) hoặc Trừ (-): Xếp hạng từ AA đến CCC có thể bổ sung thêm mức cộng (+) hay trừ (-) để thể hiện mức xếp hạng tương đối giữa các mức chính.

NR: Không xếp hạng, có thể vì không đủ thông tin hoặc chỉ vì chính sách của S&P.

Minh họa tương quan các mức xếp hạng của 3 hãng định mức tín nhiệm lớn nhất (Big 3) (Nguồn: Wikipedia)

Moody’s S&P Fitch  
Long-term Short-term Long-term Short-term Long-term Short-term  
Aaa P-1 AAA A-1+ AAA F1+ Prime
Aa1 AA+ AA+ High grade
Aa2 AA AA
Aa3 AA- AA-
A1 A+ A-1 A+ F1 Upper medium grade
A2 A A
A3 P-2 A- A-2 A- F2
Baa1 BBB+ BBB+ Lower medium grade
Baa2 P-3 BBB A-3 BBB F3
Baa3 BBB- BBB-
Ba1 Not prime BB+ B BB+ B Non-investment grade
speculative
Ba2 BB BB
Ba3 BB- BB-
B1 B+ B+ Highly speculative
B2 B B
B3 B- B-
Caa1 CCC+ C CCC C Substantial risks
Caa2 CCC Extremely speculative
Caa3 CCC- In default with little
prospect for recovery
Ca CC
C
C D / DDD / In default
/ DD
/ D
VnBiz

VnBiz

Website tổng hợp thông tin kinh tế thị trường, tài chính chứng khoán, kết nối doanh nghiệp. Cơ hội đầu tư khởi nghiệp, hợp tác kinh doanh

Related Stories

vay siêu tốc

Vay Siêu Tốc – Vay tiền online, vay tiền nhanh chỉ cần CMND, nhận tiền trong ngày

by VnBiz
21/05/2022
0

Vay Siêu Tốc là một trong những website vay tiền online được đông đảo khách hàng ngày nay ưa chuộng....

Giới thiệu những mẫu sofa da cho phòng khách sang trọng

Giới thiệu những mẫu sofa da cho phòng khách sang trọng

by My Ly
17/05/2022
0

Mỗi góc không gian trong ngôi nhà người Việt xưa nay đều có những chức năng, nhiệm vụ riêng của...

Hướng dẫn cách sử dụng máy nén khí vừa an toàn, vừa hiệu quả

Hướng dẫn cách sử dụng máy nén khí vừa an toàn, vừa hiệu quả

by My Ly
17/05/2022
0

Hầu hết mọi vấn đề, lỗi xảy ra khi vận hành máy nén khí đều xuất phát từ việc sử...

các ngân hàng nhà nước Việt Nam

Danh sách các ngân hàng nhà nước Việt Nam hiện nay

by VnBiz
13/05/2022
0

Việt Nam hiện đang có gần 50 ngân hàng đang hoạt động, liệu bạn có biết trong đó các ngân...

Next Post
Thị trường thứ cấp

Thị trường thứ cấp

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Recommended

Phương trình kế toán cơ bản

Phương trình kế toán cơ bản (Fundamental accounting equation)

04/05/2022
fed

Fed là gì? 13 điều cần biết về Fed – Ngân hàng Trung ương Mỹ

03/05/2022

Popular Story

  • Tổng hợp những lý do xin nghỉ việc hay

    Lý do nghỉ việc

    36275 shares
    Share 14510 Tweet 9069
  • Kinh doanh là gì?

    6278 shares
    Share 2511 Tweet 1570
  • Định phí (Fixed cost) là gì? Các loại định phí của doanh nghiệp

    4440 shares
    Share 1776 Tweet 1110
  • Kế hoạch phát triển bản thân

    4141 shares
    Share 1656 Tweet 1035
  • Capex là gì?

    3817 shares
    Share 1526 Tweet 954
VnBiz

vnbiz.com.vn - Website tổng hợp thông tin kinh tế thị trường, tài chính, chứng khoán, kết nối doanh nghiệp. Cơ hội đầu tư khởi nghiệp, hợp tác kinh doanh.

  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy

© 2022 vnbiz.com.vn

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Kinh doanh truyền thống
    • Kinh doanh online
  • Marketing
  • Tài chính
    • Tài chính cá nhân
    • Tài chính doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Chứng khoán
  • Top thương hiệu

© 2022 vnbiz.com.vn