Cùng VnBiz tìm hiểu khái niệm dự phòng rủi ro tín dụng là gì trong bài viết này nhé
Dự phòng rủi ro tín dụng là gì?
Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng (nợ) của ngân hàng.
Trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, dự phòng là một khoản mục thuộc tài sản và làm giảm giá trị của tài sản Có, nhằm phản ánh sự suy giảm của tài sản trước những tổn thất có khả năng xảy ra. Trong khi đó, trong bảng kết quả kinh doanh, dự phòng là một khoản chi phí phi tiền mặt (non cash), được ghi nhận làm giảm lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Phân loại
Dự phòng rủi ro tín dụng gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
Dự phòng chung (General provision) được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra, nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.
Theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước, dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ Tiền gửi và cho vay liên ngân hàng.
Dự phòng cụ thể (Specific provision) được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.
Công thức tính:
Dự phòng cụ thể = Tỷ lệ trích lập x (Số dư khoản nợ – Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo)
Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo và tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ được Ngân hàng Nhà nước quy định theo từng thời kỳ.
Nhóm nợ | Dự phòng cụ thể (Specific provision) | Dự phòng chung (Generalprovision) |
1 – Nợ đủ tiêu chuẩn (Current) | 0% | 0,75% |
2 – Nợ cần chú ý (Special mentioned) | 5% | |
3 – Nợ dưới tiêu chuẩn (Sub-standard) | 20% | |
4 – Nợ nghi ngờ (Doubtful) | 50% | |
5 – Nợ có khả năng mất vốn (Bad) | 100% |